Đây là cuộc thi do Viope Solutions LTD tổ chức từ tháng 11/2013 – 1/2014, đã thu hút 749 đội tham dự đến từ 79 quốc gia với 69 trò chơi đã được ban tổ chức lựa chọn đánh giá cẩn thận. 14 trò chơi trong đó có School Cheater đã được chuyển đến cho ban giám khảo của cuộc thi đánh giá, gồm đại diện các công ty game rất nổi tiếng thế giơi như: Rovio, Redlynx, Housemarque, Remedy, GrandCru, IGDA.
Danh sách các game thắng giải đồng hạng (không xếp hạng) như sau:
- Greak (Mexico)
- School Cheater (Vietnam)
- Rencounter (Russia)
- Like a Boss (Brazil)
- Brickvoid (Finland)
- World of One (Kyrgyzstan)
- Ace Tales (Finland)
- Drip (Singapore)
- Hopping Penguin (Finland)
- Alone in the Darkness (Russia)
- Medieval Apocalypse (Hungary)
Tựa game thắng giải School Cheater do Bưởi studio của Việt Nam phát triển từ đầu đến cuối. Game tái hiện lại một kỷ niệm đặc biệt của đời học sinh là “quay cóp” với góc nhìn hài hước và sinh động. Người chơi trong vai một học sinh phải tránh sự phát hiện của giám thị, rời khỏi chỗ ngồi và đến chỗ tay học giỏi nhất lớp để “nhìn trộm” bài kiểm tra. Người chơi phải thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định và tránh khỏi tầm mắt của giám thị hoặc phải chạy trở về chỗ khi giám thị đến. Nhóm làm game cũng hài hước lồng ghép luận điệu của học sinh vào lời giới thiệu trong game: “về cơ bản, bản thân việc quay cóp không hề xấu, nó chỉ xấu ... khi bị giáo viên phát hiện mà thôi”.
Theo Game8