Phát triển: Turn 10 Studio
Phát hành: Microsoft Games
Hệ máy: Xbox One
Ngày phát hành: 22/11/2013
Việc phát hành Xbox One có thể là một cơ hội tốt để tung ra bản Forza mới nhất. Nhưng với 5 tựa game đã ra mắt, bản thân dòng game này không phải là gì đó xa lạ. Vì thế, kỳ vọng với Forza 5 khá cao: nó cần phải thể hiện được sức mạnh của hệ máy mới và tiếp nối được truyền thống xuất sắc của các phiên bản cũ. Với tiêu chí đó, Forza 5 thành công ở một khía cạnh nhưng lại hơi thất vọng ở yếu tố kia. Đây là trải nghiệm vui vẻ nhất mà tôi từng có ở một game Forza, nhưng nó vẫn chưa phải là phiên bản hoàn chỉnh nhất của dòng game.
Forza 5 là một ví dụ hoàn hảo về sự hữu ích của những chiếc cò (trigger) rung trên Xbox One. Ga và thắng lần lượt rung lên mỗi khi chiếc xe của bạn bị trượt hay lết bánh. Thông tin phản hồi quý giá này cho thấy tiến bộ thực sự trong thể loại đua xe, vì nó cho thấy chiếc xe của bạn đang thể hiện như thế nào và thêm chiều sâu cảm giác vào những gì bạn thấy trên đường đua. Tuy vậy, cò rung không chỉ là chiêu duy nhất mà Forza 5 có. Hệ thống vật lý làm cho việc lái mỗi chiếc xe là một cảm giác tuyệt vời, thử thách bạn qua mỗi khúc cua, cho bạn niềm tin là bạn luôn có thể chiến thắng ngay cả khi hạ những đối thủ đang đến ở tốc độ cao. Những chiếc xe rất nhạy, cũng như sức mạnh và khả năng của chúng được truyền tải chính xác. Góc camera trong buồng lái lắc nhẹ khi ở tốc độ cao, và rung lên hạ xuống khi cua gắt hay thắng gấp. Thêm vào đó là Forza 5 dùng Kinect để theo dõi chuyển động đầu của bạn cũng như ra lệnh bằng giọng nói trên menu. Chẳng tính năng nào thật sự tuyệt, nhưng nghiêng người từ bên này sang bên kia để di chuyển camera trong game cũng khá hay!
Nếu hệ thống của bạn trực tuyến, Drivatars được tạo ra từ những thói quen đua xe của các game thủ thực sự sẽ lấp đầy các cuộc đua của bạn trong phần chơi đơn, và trò chơi thể hiện tính năng này một cách đầy tự tin. Các Drivatar phản ứng một cách khó đoán, đủ để thêm sự thú vị cho mỗi lượt, nhưng họ không lái xe theo kiểu “ngoài tầm kiểm soát” như một số người trong chúng ta hay làm mà tôi biết. Khi va chạm xảy ra, hệ thống thiệt hại tấn công sự cân bằng. Nó trừng phạt bạn bằng một loạt các phiền toái, nhưng bạn có thể chăm sóc cho xe với một vài cú bấm thay vì liên tục khởi động lại.
Trong khi phần lớn trò chơi đều bùng nổ, việc tái cấu trúc lại chế độ sự nghiệp xuất sắc của Forza 4 là một sai lầm. Thay vì mang đến cho bạn những cuộc đua dựa vào loại xe bạn chọn, Forza 5 lại chọn công thức “nghiêm túc” hơn: bạn phải mua chiếc xe phù hợp với những cuộc đua được định sẵn. Việc này đã chuyển hướng đam mê mua xe của tôi từ những chiếc tôi muốn sang những chiếc tôi cần. Có lẽ để nhấn mạnh mỗi cuộc đua – và những Drivatar trong đó – kết cấu chung của phần đua xe đã “loãng” bớt. Thứ hạng của bạn trong một cuộc đua được chia nhỏ theo hạng kinh nghiệm, làm cho chúng bớt quan trọng đi. Vì thế, về hạng nhì hay hạng ba thì cũng như nhau, vì chúng ở cùng hạng kinh nghiệm. Tương tự như vậy, loạt multi-race hoàn toàn mang cảm giác trống trải vì kết quả của bạn không được cộng dồn qua các cuộc đua.
Kinh nghiệm và tiền thưởng có thể được tích lũy trong chế độ multi, nhưng ngay cả như vậy cũng không phải là cú slamdunk bạn đang mong đợi. Khi mới bắt đầu, chế độ multi hơi kém mượt mà ở những cuộc đua lớn, và thiếu những chế độ cũ như “cat and mouse” (mèo và chuột) hay tag. Tôi tin là studio Turn 10 sẽ thêm các chế độ đua khác theo thời gian, nhưng tôi không thích phải chờ. Thêm một rào cản với cộng đồng trực tuyến là câu lạc bộ xe cũng vắng mặt.
Kết luận
Forza 5 đã có một bước tiến lớn về phía trước nhưng lại bị những gì nó đã bỏ đi kìm chân. Tôi không muốn phải chịu một sự đánh đổi như vậy, nhưng sau cùng thì vận may của một tay đua luôn là trên đường đua.
Điểm: 8.75/10
Theo GameInformer